10 câu hỏi thường gặp về camera Nghị Định 10

Từ khi Nghị định 10/2020/NĐ-CP có hiệu lực (17/3/2020), việc lắp camera giám sát hành trình đã trở thành bắt buộc với xe kinh doanh vận tải tại Việt Nam. Mục tiêu là để:

  • Tăng cường quản lý hành trình phương tiện

  • Đảm bảo an toàn giao thông

  • Bảo vệ quyền lợi hành khách

camera-nghi-dinh-10-ho-tro-cung-cap-bang-chung-khi-can-thiet
Camera Nghị định 10 hỗ trợ cung cấp bằng chứng khi cân thiết

Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, đến cuối năm 2023, đã có hơn 230.000 xe (chiếm 98% tổng số phương tiện kinh doanh) được lắp đặt thiết bị này.

Dưới đây là 10 câu hỏi về Camera Nghị Định 10 thường gặp nhất, cùng phần giải đáp chi tiết:

1. Camera Nghị Định 10 là gì?

thiết bị giám sát hành trình bắt buộc theo quy định Bộ GTVT, với chức năng ghi nhận:

  • Vận tốc, vị trí GPS

  • Thời gian lái xe

  • Hành vi vi phạm (vượt tốc độ, dừng đỗ sai quy định)

Thiết bị phải đạt chuẩn QCVN 31 : 2014/BGTVT.

2. Những loại xe nào bắt buộc lắp?

  • Xe khách từ 9 chỗ trở lên (bao gồm chỗ tài xế như xe limousine, xe du lịch,…)
  • Xe container, xe đầu kéo
  • Xe cứu thương
  • Xe cứu hộ giao thông
  • Xe đưa đón học sinh

3. Khác biệt giữa Camera Nghị Định 10 và camera hành trình thường?

 

Tiêu chí Camera NĐ 10 Camera hành trình thường
Mục đích Bắt buộc theo quy định Tự nguyện, phục vụ cá nhân
Dữ liệu Tự động truyền về hệ thống Bộ GTVT Lưu nội bộ trên thẻ nhớ
Tính năng Ghi tốc độ, GPS, thời gian lái, cảnh báo… Tùy chỉnh theo nhu cầu người dùng

4. Lắp ở đâu? Giá bao nhiêu?

  • Các đơn vị lắp phải được Bộ GTVT cấp phép và phải lựa chọn các đơn vị uy tín như Viettel, FPT, VNPT, công ty Bình Minh

Chi phí:

  • Thiết bị: 3,5 – 5 triệu đồng (tuỳ vào số lượng mắt cam muốn lắo)

  • Phí thuê bao, duy trì dịch vụ: 1,8 – 2,5 triệu đồng/năm

(Một số đơn vị, như Bình Minh GPS có chính sách hỗ trợ miễn phí thuê bao trong năm đầu tiên nhằm đồng hành cùng doanh nghiệp giai đoạn đầu triển khai.)

5. Không lắp thì bị phạt bao nhiêu?

Không lắp thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe theo quy định hoặc có lắp nhưng không ghi, không lưu trữ được dữ liệu trên xe trong quá trình xe tham gia giao thông hoặc làm sai lệch dữ liệu:

  • Tài xế: 1.000.000 – 2.000.000 VNĐ.
  • Chủ xe/tổ chức: 5.000.000 – 12.000.000 VNĐ.

Không thực hiện việc cung cấp, cập nhật, truyền, lưu trữ, quản lý thông tin, dữ liệu thu thập từ thiết bị ghi nhận hình ảnh lái xe:

  • Chủ xe/tổ chức: 5.000.000 – 12.000.000 VNĐ, tước quyền sử dụng phù hiệu từ 1-3 tháng

camera-nghi-dinh-10

6. Camera có ghi âm không?

Không ghi âm. Camera chỉ ghi hình và dữ liệu hành trình, nhằm bảo vệ quyền riêng tư của tài xế và hành khách.

7. Dữ liệu camera lưu bao lâu?

  • Thời gian lưu trữ dữ liệu: tại hệ thống máy chủ nhà cung cấp là 1 năm, tại thiết bị là 30 ngày gần nhất.

8. Có thể tháo camera khi không cần không?

Không nên. Camera bị ngắt kết nối sẽ báo “offline” và bị xử lý như vi phạm chưa lắp đặt – có thể bị phạt nặng hơn nếu tái phạm.

9. Xe cá nhân có phải lắp không?

  • Không bắt buộc nếu dùng cho mục đích cá nhân, gia đình

  • Phải lắp theo quy định nếu tham gia kinh doanh vận tải (xe hợp đồng, xe công nghệ…)

10. Làm sao biết thiết bị đang hoạt động ổn định?

  • Đèn tín hiệu (GPS, 4G, nguồn) phải sáng ổn định

  • Theo dõi qua ứng dụng/web của nhà cung cấp trạng thái thiết bị, vị trí, cảnh báo…

 Lưu Ý Quan Trọng

  • Kiểm tra & bảo dưỡng định kỳ 3–6 tháng/lần

  • Khi thay đổi thông tin xe (biển số, chủ sở hữu…), phải cập nhật với đơn vị lắp đặt sớm nhất có thể

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Camera Nghị Định 10. Nếu còn thắc mắc, đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *